(Bùi Hữu Dương)
Industry 4.0 đó!
Đừng lạc quan tếu, đừng vỗ ngực đã sẵn sàng cho 4.0
(xin thưa 4G với 4.0 k0 phải là một, đừng gắn 2 cái đó vào nhau và làm
cho nó trở nên to tát) mà hãy nghĩ cách để xử lý bài toán rất khó là
"trình độ lực lượng lao động". Có một nội dung được thảo luận sâu ở Đối
thoại cấp cao APEC về nguồn nhân lực tại SOM2 2017 (tôi có lấy được tài
liệu tham luận): Trình độ tiếng Anh của lao động trong các nền kinh tế
APEC. Nguồn tri thức thế giới nói chung và tri thức công
nghệ nói riêng đang viết bằng tiếng Anh.
Lao động Việt Nam đang ở đâu,
nhất là lao động phổ thông? Họ sẽ ở đâu khi Industry 4.0 gõ cửa (mà nó
đang gõ cửa rồi đấy) khi tiếng Anh một chữ bẻ đôi không biết? Những thứ
là nền tảng của Industry 4.0 như automation, IoT, AI, 3D printer đều là
tiếng Anh đấy. Muốn nắm bắt được nó cần có tiếng Anh. Đừng tự huyễn hoặc
nữa! Hãy tự bản thân trả lời câu hỏi xem mình sẽ làm gì khi các nền
kinh tế tiên tiến thay thế lao động tay chân bằng máy móc và tự động hóa
như trong clip này; khi họ k0 cần thuê lao động phổ thông để may quần
áo, giày dép... nữa mà dùng máy in 3D; khi họ k0 cần nhân viên bảo vệ,
giám sát nữa khi có thể điều khiển mọi thứ trong nhà máy, nhà ở qua
Internet; và còn nhiều nhiều vấn đề nữa... (cách đây gần 5 năm, tôi đã
thấy một Trung tá Không quân New Zealand ngồi ở VN tưới nho ở New
Zealand chỉ bằng một chiếc điện thoại).
Chẳng phải chúng ta nhắc đến kinh tế tri thức (knowledge-based economy)
cách đây ngót 2 thập kỷ rồi sao? Giờ thì lao động của chúng ta đã thực
sự đáp ứng được cho một nền kinh tế tri thức hay chưa, khi mà ngay cả
khái niệm knowledge-based economy cũng đã lỗi thời? Tôi viết ra những
dòng này bởi tôi thực sự lo lắng cho tương lai con cháu mình. Bố mẹ
chúng nó có thể đi hót rác được chứ đến đời chúng nó hay con cháu chúng
nó thì hót rác máy móc nó cũng cướp mất. Có thể những điều này còn lâu
nữa mới đến VN nhưng nó sẽ đến và chúng ta k0 thể cứ lạc quan tếu mãi
như thế được.
Sẵn sàng nhận gạch đá!