Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

"Vì sao người Việt mãi nghèo?"

Theo "người đàn ông quyền lực" của FPT, một trong 4 điểm yếu cố hữu cản trợ sự phát triển, khiến người Việt mãi nghèo là "sự lười biếng, dễ hài lòng".

 

Ông Đỗ Cao Bảo sinh ngày 18/06/1957, là cử nhân Toán điều khiển - Học viện kỹ thuật quân sự. Đầu năm 2016, theo trang tin của FPT, tập đoàn này đã bổ nhiệm Chủ tịch FPT IS ở thời điểm đó - tức ông Đỗ Cao Bảo - vào vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh chung của FPT. Ông Cao Bảo phụ trách các khách hàng chiến lược, các dự án, đề án chiến lược, cấp bộ, nhà nước, phụ trách hoạt động đối ngoại chung và công tác truyền thông của tập đoàn FPT. Ông cũng là Uỷ viên hội đồng quản trị của tập đoàn.
Mới đây, "người đàn ông quyền lực" của FPT gây bão cộng đồng mạng khi viết bài phân tích về nguyên nhân người Việt mãi nghèo, thu hút hàng nghìn lượt bấm yêu thích, bình luận và chia sẻ.



Theo ông Cao Bảo, sự lười biếng, dễ hài lòng, tư duy nhỏ, áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác và nền tảng triết học yếu, không chuẩn là những điểm yếu cố hữu cản trợ sự phát triển, khiến người Việt mãi nghèo.
 

Khi phân tích nguyên nhân "Lười biếng, dễ hài lòng", ông Đỗ Cao Bảo cho rằng, người Việt rất hứng thú "sum vầy bên con cháu" và "60 tuổi đã lên lão".
Trong khi đó, tại Singapore, tất cả công việc giản đơn như kéo xe đẩy, dọn vệ sinh, lau chùi nhà WC đều do những ông, bà cụ cỡ 65-75 tuổi làm. Đi taxi thì hầu hết lái xe đều do các cụ ông tóc bạc tuổi từ 65-75 lái. Trong thành phố tất cả những người nhặt rác, dọn vệ sinh đều do các cụ bà tuổi từ 65-75 làm. Còn người Việt, nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi đã về hưu và về hưu là không làm việc.
Phó Tổng giám đốc FPT phân tích, trong xu thế tuổi thọ con người ngày càng tăng, hầu hết các nước đều nâng tuổi về hưu (Mỹ 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi) thì Việt Nam vẫn giữ nữ 55, nam 60 từ cách đây 62 năm khi mà tuổi thọ thấp hơn hiện nay 10 tuổi.

"Thanh niên không chịu lập nghiệp, nằm chờ người khác tạo công ăn việc làm cho mình, giờ làm việc thì bớt xén, người còn sức lao động, chưa già đã muốn nghỉ "an nhàn tuổi già", "sum vầy bên con cháu" thì mãi mãi nghèo cũng là chuyện không thể khác" - Ủy viên hội đồng quản trị FPT đánh giá.


Ông Cao Bảo cho rằng, sự lười biếng của người Việt còn thể hiện ở điểm: Rất ít người nghĩ mình tự lập nghiệp, tự tạo ra công ăn việc làm cho chính mình và cho xã hội. Những người có việc làm ở công sở thì hoặc sáng đến muộn giờ, hoặc đến đúng giờ chỉ để điểm danh rồi đi ăn sáng, giữa giờ làm việc thì lại chốn ra quán cafe giải khát ngồi tán gẫu.


"Không chịu vận động làm cho người thiếu sức dẻo dai, ảnh hưởng đến năng suất lao động" - ông Đỗ Cao Bảo phân tích.

Theo Phó Tổng giám đốc FPT, đi xe máy khi không cần thiết sẽ làm tăng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, lãng phí tiền xăng.

Khi phân tích nguyên nhân thứ 2 - "Tư duy nhỏ, quanh quẩn xó nhà", ông Cao bảo cho rằng, nếu không có tư duy lớn, người Việt sẽ chỉ làm những việc bé, không có những công ty lớn thì không thể cạnh tranh quốc tế, không thể làm được những việc lớn.

Ông cũng cho rằng, các doanh nhân Việt không dám nghĩ lớn, không dám đương đầu, cạnh tranh sòng phẳng với các hãng nước ngoài, dù là trên sân nhà.
Vì thế, thật đáng buồn khi các thương hiệu Việt bị các hãng nước ngoài nuốt chửng, mất luôn tên tuổi. Trong đó có thể kể đến kem đánh răng Dạ Lan bị Colgate Palmolive nuốt, kem đánh răng PS về tay Unilever, bia Huế về tay Carlsberg Đan Mạch, Tribeco về tay Uni-President, Phở 24 và Highland Coffe về tay Jollibee Ford...

Ông cho rằng, các doanh nghiệp Việt có điểm yếu kém là chỉ quanh quẩn trong đất nước, thậm chí thành phố, tỉnh của mình, không có khát vọng vươn ra biển lớn, toàn cầu hoá.


Khi phân tích bản tính xấu của người Việt trong nguyên nhân thứ 3, ông Bảo nhìn nhận, hệ quả của việc áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến cùa mình là vô cùng lớn.

Ở ý cuối cùng "Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn", ông Cao Bảo cho rằng, không chỉ chia người kinh doanh thành 3 loại, bao gồm cả "con buôn", mà điều tệ hại là có người còn kết luận hiện Việt Nam chưa có doanh nhân.
 
 
 
Phó Tổng giám đốc FPT cho rằng, người Việt chưa có đánh giá đúng về thương mại và doanh nhân. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra nhận xét: "Chân thành, tin cậy, đáng yêu, có trách nhiệm với xã hội là bốn đức tính đáng quí nhất của một doanh nhân. Thiếu bốn đức tính đó thì không thể là một doanh nhân lớn, không thể thành công trong thương mại. Nếu có thành công thì chỉ là thành công nhỏ, tạm bợ mà thôi".



Trong khi người Việt có 2 thái cực đầy mâu thuẫn về tiền bạc, các xã hội phát triển, văn minh họ đánh giá đúng giá trị đồng tiền, không tuyệt đối hoá, không coi khinh đồng tiền mà coi đồng tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá. Đồng tiền là thước đo giá trị lao động giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đào tạo nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, báo hiếu cha mẹ, giải trí, du lịch và làm công tác xã hội.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

10 điều người giàu nghĩ khác người nghèo

Hà Thu (theo Entrepreneur)

"Tôi từng giàu có, nhưng cũng từng nghèo rớt, vì thế, tôi biết khá rõ quan điểm của cả hai bên", triệu phú Mỹ - Daniel Ally cho biết.

Daniel Ally là một diễn giả, chuyên gia kinh doanh quốc tế và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy tại Mỹ. Lớn lên trong một gia đình nghèo khó, Ally tự nhủ mình phải trở nên thật giàu. Ở tuổi 24, anh đã kiếm được triệu USD đầu tiên. Trên Entrepreneur, anh đã chia sẻ quan điểm của bản thân về người giàu và người nghèo.



Giàu có là một sự lựa chọn. Bill Gates từng nói: "Sinh ra nghèo khó không phải lỗi của bạn. Nhưng chết đi mà vẫn nghèo thì đúng là lỗi thật". Chẳng có lý do gì bạn phải nghèo cả. Của cải ngoài kia đang đợi bạn, nhưng bạn phải là người quyết định có muốn nó xuất hiện trong đời mình hay không.
Trong một thời gian khá dài, tôi vật lộn với niềm tin rằng mình có thể giàu có. Và nó chỉ thành hiện thực khi tôi nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động của người giàu và người nghèo.

1. Người nghèo luôn nghi ngờ
Có đồng nghiệp từng nói với tôi rằng: "Những công nhân kia lúc nào cũng chỉ chực gian lận tiền của anh lúc anh không để ý mà thôi". Anh ấy nghĩ rằng ai cũng muốn tiền của mình và tất cả những người ngoài đó đều chống lại anh ta.



Người giàu luôn tin tưởng
Có điều khá ngạc nhiên là rất nhiều người giàu luôn mở cửa xe và cổng nhà mình. Họ có xu hướng tin tưởng những người họ gặp (dĩ nhiên là có lý do) và cho người khác cơ hội để là chính mình.

2. Người nghèo tìm ra lỗi
Người nghèo thường tìm lỗi thay vì giải pháp. Và quá trình này sẽ kết thúc bằng việc họ đổ lỗi cho môi trường, hoàn cảnh, công việc, thời tiết, Chính phủ và sẽ luôn có một danh sách những lời bào chữa tại sao không thành công.

Người giàu tìm kiếm thành công
Người giàu hiểu rằng mọi chuyện đều có lý do. Họ sẽ không chờ mọi chuyện xảy đến với mình, mà nhận vai trò dẫn dắt và tạo ra chúng. Họ sẽ đặt hết lời bào chữa sang một bên vì phải làm những việc quan trọng hơn.

3. Người nghèo luôn giả sử
Ví dụ, nếu muốn tiếp cận một người nổi tiếng, họ sẽ nói: "Chắc họ không có thời gian nói chuyện với tôi đâu". Tức là, họ còn chẳng thử cố gắng để xem mình có làm được điều đó hay không.

Người giàu sẽ đặt câu hỏi
Họ sẽ nghĩ ra các tình huống như: "Nếu mình viết thư cho Tổng thống và ông ấy trả lời thì sao nhỉ?". Khi bắt đầu hỏi chúng, là bạn đã tiết kiệm rất nhiều sự đấu tranh cho bản thân rồi. Sức mạnh nằm trong tay những người biết hỏi đúng.

4. Người nghèo nói "bọn họ"
Trong một cửa hàng bách hóa, người phụ nữ ở quầy thu ngân nói: "Họ chẳng bao giờ có đủ nhân viên cả. Tôi chẳng biết họ bị sao nữa". Rõ ràng, người phụ nữ này không đặt mình vào vị trí sở hữu công việc và có trách nhiệm với nó. Cô ấy đã tách bản thân ra khỏi công việc đang trả lương cho mình.

Người giàu nói "chúng tôi"
Tại một trong những nhà hàng ưa thích của tôi, người phục vụ giới thiệu: "Chúng tôi rất hân hạnh khi nướng món món này trên lửa thật cho ngài". Sự tự hào và biết cách làm chủ của cậu ấy khiến tôi khá ấn tượng và tip một khoản kha khá. Chắc chắn là anh sẽ giàu hơn nếu đầu tư hơn và những thứ mình tin tưởng.

5. Người nghèo thích thứ rẻ nhất
Tôi từng đi mua sắm với một người bạn mà chỉ mua khi thấy đồ rẻ nhất. Họ sẽ lao tới những nơi đang xả hàng và chọn những đồ thậm chí còn chẳng muốn. Họ mua chỉ vì nó rẻ. Thật không may là, họ không bao giờ mặc chúng từ khi mua nó.

Người giàu thích thứ tốt nhất
Người giàu sẵn sàng đi xa thêm một chút để tìm đồ chất lượng cao. Họ không ràng buộc bản thân vào giá cả. Người giàu thích các dịch vụ có tổ chức và sẽ không bao giờ hài lòng với những đồ vô giá trị hay không sử dụng được

6. Người nghèo nghĩ tiền quan trọng hơn thời gian
Hàng triệu người trên thế giới đang đánh đổi thời gian quý báu của họ để lấy tiền. Bạn luôn có thể lấy lại 500 USD. Nhưng không thể lấy lại 50 giờ được đâu.


Người giàu biết thời gian quan trọng hơn tiền
Người giàu không bao giờ đổi thời gian lấy tiền. Họ sẽ tìm kiếm những trải nghiệm có thể thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của mình. Sự nghiệp của họ tập trung nhiều hơn vào việc làm điều mình yêu và giúp đỡ những người khác, thay vì chỉ chăm chăm vào tiền.

7. Người nghèo cạnh tranh với nhau
Khi một người nghèo nhìn thấy cơ hội, anh ta sẽ tìm hiểu xem người khác làm thế nào và cạnh tranh với họ. Thường thì, anh ta sẽ không bao giờ cân nhắc cách khác để làm nó. Thay vào đó, anh đóng đinh với suy nghĩ cái người khác làm chính là tốt nhất rồi, và mình chỉ có thể bắt chước.

Người giàu sáng tạo
Người hàng xóm của tôi đã rất thất vọng khi thấy dòng Porsche mình thích không có màu xanh lá. Thế là họ quyết định tự tạo ra chiếc xế màu xanh cho mình với những chi tiết kỹ thuật chưa từng có

8. Người nghèo than thở, kết tội và chỉ trích
Phần lớn người nghèo có tư duy nghèo di truyền. Các thành viên trong gia đình họ đã gieo vào đầu họ quan niệm rằng mọi thứ đều sai và chẳng cái gì đúng cả.  

Người giàu biết cách khen ngợi và tận hưởng
Người giàu biết rằng họ có nhiều đặc quyền, nhưng không lấy đó làm hiển nhiên. Chính vì họ biết cách trân trọng những gì đang có, họ có thể tạo ra nhiều hơn nữa.

9. Người nghèo tìm lời khuyên nghiệp dư
Họ thường nghe ý kiến của người người quen, tin vào mọi thứ mình nghe thấy mà chẳng ngờ vực hay kiểm chứng. Họ coi ý kiến cá nhân là sự thật và ngừng nghiên cứu khi đã hài lòng với câu trả lời.

Người giàu tìm lời khuyên từ chuyên gia
Người giàu học được cách luôn nghĩ cho bản thân. Nếu không thể hiểu được vấn đề nào đó, họ sẽ đi tìm ý kiến chuyên gia. Thông thường, họ sẽ phải trả tiền cho việc này và nhận được kha khá phương án để lựa chọn.



10. Người nghèo có TV lớn, người giàu có thư viện lớn
Đúng như diễn giả nổi tiếng Jim Rohn từng nói, người nghèo sử dụng thời gian rảnh rỗi để không phải suy nghĩ và tìm đến thứ gọi là "giải trí". Trong khi đó, người giàu được giáo dục và đọc rất nhiều sách. Họ sử dụng kiến thức theo cách có lợi cho mình. Thay vì tham gia các hoạt động giải trí, họ muốn tìm hiểu bản thân và thế giới mình đang sống. Trên thực tế, khi thư viện của bạn lớn lên, căn nhà của bạn cũng thế. Cứ tin tôi đi!

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Bạn có hay gắp thức ăn cho người khác?

Người Việt mình có thói quen (truyền thống!?) là khi có khách, tiệc tùng, lễ lạt ngồi cùng mâm thường gắp thức ăn cho người ngồi cạnh. Đây là nét văn hóa của người Việt thể hiện sự quý mến, tôn trọng. 
Tuy nhiên, xem xét một cách nghiêm túc thì có lẽ không nên, dễ gây khó chịu người được mời hoặc có thể lây các bệnh truyền nhiễm. 


Chúng ta xem xét một số comment của các thành viên của diễn đàn vozforums xem các ý kiến người trong cuộc như thế nào. 

--------------------------------------------
đm hôm trước đi ăn tất niên, mình mải uống, mới ăn được tí thì có bà gắp cho 1 miếng bánh chưng to tổ bố, vừa gặm vừa rớt nước mắt, gặm xong thì bọn nó ăn xong hết rồi, thế là đành đứng dậy, về nhà ăn tiếp  
(Con nha nguoi ta)

Hay gặp trong đám cưới mịa gắp toàn miếng gì đâu, rồi còn bóc tôm nữa. Các bác nghĩ có nên thay đổi văn hoá này.
(Ilovegd)
 
ghét vl nhiều cái mình éo muốn ăn mà cứ gắp cố cho đầy bát mà bảo cháu không ăn vẫn cố gắp lấy gắp để
Làm miếng phao câu cho mát họng nhé cháu, hồi bằng tuổi mày cái gì bác cũng ăn hết, tính hỏi: bác có ăn shit ko, mà sợ vô lễ.

T toàn lựa cái gì dở ko thèm ăn gắp cho mấy đứa bạn nghĩ lại vui thặc #42
 
(Ghost Doraemon)

đ m t cũng ghét . gặp toàn cái vớ vẩn mình đéo ăn đc xong cứ bảo an đi làm gì ngai như con gái thế 
(ngocanh_gl)

Mình ko ăn được nước mắm mà người khác ko biết, gắp thức ăn chấm vào nước mắm rồi bỏ vào bát mình thì bực vl. Chẳng lẽ bỏ cả bát cơm 
 (clone_tron_gau)


bảo bà chị lần sau gắp cho người ta thì mút mút cái đầu đũa, liếm cho sạch đầu đũa rồi hãy gắp
Vừa gặp hôm trước xong.bà chị họ mút chụt 1 cái rồi gắp miếng thịt gà cho mình(senkkt)

 tết đi chúc tết nhà bà cô, mình thì ko thích ăn bánh tet, cô mời quá nên làm 1 lát bánh, cố ăn xong cô lén lén gắp cho mình thêm 1 cái to tổ bố nữa, cố gắng ăn mà nước mắt chảy trong lòng

(traichuoixanh)





Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Giầy thể thao - Size giầy Tây

Ở Việt Nam có lẽ quen dùng size theo châu Âu (EUR), ví dụ nói tôi đi giầy cỡ 42 thì hiểu là cỡ EUR.
Tuy nhiên, giờ là thời hội nhập, có lẽ nhân dân nên biết các so sánh giữa các quy chuẩn cho dễ shopping.

Thông thường, giầy hiệu (xịn) có kích thước theo các tham số chuẩn sau:
  • US(Mỹ) 
  • UK(Anh)
  • EUR(Châu Âu)
  • CM(centimet); Japan dùng cái này, nên một số có thể ghi Japan.


Và cũng thông thường, nhân dân dùng giầy để chạy bộ, tập thể thao có tên loại giầy là Running Shoes. (Trong Running Shoes có Track&Field kiểu như giầy chạy đường Pitch ở sân vận động, hơi khác size chút, có bảng ở phía dưới)

Ví dụ:
Nam giới(MEN), giầy cỡ 42 sẽ có các cỡ tương đương là: US=8.5  UK=7.5  Japan= 26.5


Running Shoes
Men
US 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 10.5 11 11.5
UK 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 10.5
EU 36 37 37.5 38 39 39.5 40 40.5 41.5 42 42.5 43.5 44 44.5 45 46
CM 22.5 23 23.5 24 24.5 25 25.25 25.5 26 26.5 27 27.5 28 28.25 28.5 29
US 12 12.5 13 14 15 16
UK 11 11.5 12 13 14 15
EU 46.5 47 48 49 50.5 51.5
CM 29.5 30 30.5 31 32 33
Women
US 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 10.5 11 11.5 12
UK 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10
EU 35.5 36 37 37.5 38 39 39.5 40 40.5 41.5 42 42.5 43.5 44 44.5
CM 22 22.5 23 23.5 24 24.5 25 25.25 25.5 26 26.5 27 27.5 28 28.5
Kids
US K10 K10H K11 K11H K12 K12H K13 K13H 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
UK K9 K9H K10 K10H K11 K11H K12 K12H K13 K13.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
EU 27 28 28.5 29.5 30 30.5 31.5 32 32.5 33 33.5 34.5 35 35.5 36 37
CM 17 17.75 17.5 18 18.5 19 19.5 19.75 20 20.5 21 21.5 22 22.25 22.5 23
US 5 5.5 6 6.5 7
UK 4 4.5 5 5.5 6
EU 37.5 38 39 39.5 40
CM 23.5 24 24.5 25 25.5

Track & Field
US K12 K13 K13H 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7
UK K11 K12 K12H K13 K13H 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6
EU 30 30.5 31.5 32.5 33 33.5 34.5 35 35.5 36 37 37.5 38 39 39.5 40
CM 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 22.8 23 23.5 24 24.5 25 25.5 25.75
US 7.5 8 8.5 9 9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 13 13.5 14
UK 6.5 7.5 8 8.5 9 9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 13 13.5
EU 40.5 41.5 42 42.5 43.5 44 44.5 45 46 46.5 47 48 48.5 49
CM 26 26.5 27.5 28 28.5 28.5 28.75 29 29.5 30 30.5 31 31.25 31.5

Còn một ý quan trọng nữa là mũi giầy. Nếu chân ai bề ngang mũi chân hay bị kích, thì cần chọn loại 4E - Extra Size.
MEN/KIDS WOMEN
2A NARROW
NARROW B STANDARD
STANDARD D WIDE
WIDE 2E EXTRA WIDE
EXTRA WIDE 4E