Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Hướng Nghiệp (Career Direction)

(Lói)

  • Đối tượng: quốc-nội / dưới 22 tuổi / Không hoặc chưa có khả năng xuất khẩu lao động.
  • Tình trạng tài chính: lìu tìu.

Đan mạch các cô, học xong lớp 12 phổ thông VN con đéo nào cũng ba ngơ như ông Bò đội nón, con đéo nào cũng đâm đầu vào đại học để giải quyết khâu oai chứ đéo biết vào đó làm đéo gì, cũng đéo biết định hướng nghề nghiệp cặc gì.

Chị chửi các cô đó, lũ con pig nạn nhân tội nghiệp vì suy cho cùng có ai chỉ dạy các cô đâu khi mà chính parent các cô cũng khá khẩm đek gì hơn các cô cơ chứ ... huhuhu HUHUHU

Nghe chị Lói giảng đây:

Sau khi học xong lớp 12, các cô hãy kiếm ngai & luôn cho chị một công việc part-time. Việc đéo gì cũng ok, nhưng chị khuyên nên làm bồi bàn tại một quán cafe hay tiệm ăn đông khách nào đó.

Mục đích: kiếm xèng (dù đéo nhiều of course) , hiểu giá trị của xèng, học thêm kinh nghiệm sống (thứ
VNese cực thiếu) và mở ra những cơ hội tiềm năng.

Cơ hội tiềm năng là gì? Ví dụ là nếu các cô xinh giai cao to, nhiều khả năng các cô sẽ cưa được một người tình đông xèng, kiểu như nài:



Và quan trọng nhất, giai đoạn làm thêm này sẽ giúp các cô hiểu rõ sở trường & sở đoản của bản thân, từ đó mở ra định hướng nghề nghiệp tiếp theo.

Sau khi đi làm khoảng 01 niên, các cô cần học ngoại ngữ.

Tiếng Mẽo là đương nhiên must-have, và chị khuyên các cô trang bị thêm tiếng Tào (Chinese) hoặc Nhật hoặc Hàn.

Sau đó, hãy chọn cho mình một ngôi trường nghề hoặc cao đẳng để học những khóa ngắn hạn (2 niên trở xuống, cho đỡ mất time), tùy theo sở thích và sở trường.

Tại sao lại là một khóa học bất kỳ ở một trường bất kỳ?

Vì bằng cấp
VNese , bất luận trường lớp & hệ đào tạo, mặc định rất ... hê hê hê.

Ngoại trừ doanh nghiệp quốc doanh và một số vị trí tương đối đặc biệt ở các doanh nghiệp tư nhân, thì nhà tuyển dụng (employer) đek care bằng cấp của các cô đâu, nếu các cô sủa nuột 2 ngoại ngữ và có kinh nghiệm đi làm trước đó.


Đi làm trái ngành là chiện bình thường, các cô đéo phải xoắn.

Như vậy chị đã Hướng Nghiệp xong cho bọn đek có bằng đại học or cao đẳng or cái ccc gì đó.

Giờ chị Hướng Nghiệp cho bọn nhỡ tay thi đậu đại học quốc doanh hehe or nhỡ tay đốt tiền vào đại học dân lập. Tóm lại là đối tượng đang-là-sinh-viên.

Các cô, việc đầu tiên các cô cần làm, ngay từ năm 01 năm 02, là kiếm một công ty bất kỳ để xin làm thực tập (intern) không lương.

Làm thực tập chẳng qua là hình thức culy sai vặt thôi, vì đek thằng nào dám giao việc cho các cô đâu hehe. Nhưng cũng đéo thằng nào từ chối một em sinh viên tình nguyện làm culy miễn phí hehe thế mới tài.

Đéo đùa nữa. Nếu công ty cho các cô ít xèng thì tốt, mà không có cũng đéo sao, hãy xin làm intern cho bỏn ngay từ năm 01, năm 02.

Để làm gì?

Để khi ra trường, các cô có thể nghiễm nhiên biên vào CV là "Anh  mài đã có 3/4 năm kinh nghiệm tại công ty XYZ" chứ còn đéo gì nữa, và các cô sẽ đánh bại bất cứ con sinh viên nào có kinh nghiệm (experience) = Zero khác, trước mắt nhà tuyển dụng, dù cỏn có bằng xuất sắc chăng nữa.

Chị nhắc lại, khi các cô có ít nhất 2 năm kinh nghiệm pro trở lên (dù chỉ là intern hehe), bằng cấp của các cô đek còn quan trọng nữa.

Lũ con pig các cô đã hiểu chưa? Chị nghe câu than vãn "Đan mạch, tôi mới ra trường thì móc đéo đâu ra kinh nghiệm" gất nhiều rồi.

Bọn tuyển dụng có biết điều đó khi chúng yêu cầu kinh nghiệm không? Có chứ, nhưng chúng vẫn cố tình đòi kinh nghiệm, để chọn được những cô có tố chất ngoan ngoãn chăm chỉ biết thân biết phận.

Đek nghe chị Lói thì ăn shit.


Chị biết nhiều con làm đúng những gì chị vừa dạy, các cô ạ, và chúng giờ đang chễm chệ làm trong những tập đoàn lớn của Tây Mẽo, giữ những trọng trách quản lý tầm trung trở lên, và thu nhập đương nhiên đéo tồi (đối với kẻ làm công of course).

Chị thành thật khuyên các cô, thay vì đơn thuần 4 năm tuổi trẻ học đại học
VNese , hãy dành ngần ấy thời gian để luyện ngoại ngữ và những khóa học ngắn hạn mà hiệu quả, cơ may thành công (hay ít nhất là kiếm việc ngon) của các cô sẽ đông hơn bọn khác.

Đan mạch ham hố gì cái danh sinh viên đại học
nếu ra trường đek có việc (unemployed) hử???  

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Rượu Tây: Brandy, Whiskey và Các loại rượu mùi

(from Topaz và st)
Tham khảo: Rượu Tây: Gin - Tequilla - Vodka  

1. BRANDY
Trong 8 họ rượu được thế giới công nhận thì Brandy là họ rượu được xếp vào loại đắt tiền nhất. Quốc gia sản xuất Brandy lừng danh thế giới chính là Pháp. Chúng ta sẽ tìm hiểu về Brandy và lý do tại sao Pháp vỗ ngực tự hào là đất nước khai sinh của rượu.


- Brandy là loại rượu mạnh (tất cả rượu mạnh được gọi là spirit) có độ cồn trung bình 40, được sản xuất qua một quy trình phức tạp, tốn kém.

- Rượu được sản xuất từ sự lên men của trái cây, hoa quả, thảo mộc, . . . nhưng phần lớn là từ nho và táo. Thỉnh thoảng chúng ta nghe đến rượu Cognac hay Armagnac, chúng đều là họ rượu Brandy (Cognac và Armagnac chính là Brandy nhưng không phải Brandy nào cũng được gọi là Cognac hay Armagnac).

- Lý giải cho vấn đề trên có thể bắt đầu từ nguyên liệu làm rượu. Miền tây nam nước Pháp có vùng đất tên Cognac (gần Bordeaux) nổi tiếng với một giống nho trắng, nó chỉ cho chất lượng ngon nhất khi trồng tại đây. Rượu được sản xuất từ nho trồng tại vùng này mới được quyền gọi là rượu Cognac. Nhiều người đã thử đem giống này trồng nơi khác, kết quả thu hoạch nho không đủ tiêu chuẩn sản xuất rượu ngon như thế nên dân địa phương cũng chẳng ngại gì giống nho này bị người khác đem đi trồng nơi khác, họ chỉ thêm tự hào mà thôi. Armagnac là 1 vùng lân cận Cognac, trồng 1 giống nho khác tương tự nho trắng ở Cognac nhưng chất lượng rượu vẫn được xếp vào loại hàng đầu thế giới (chỉ sau Cognac). Chính phủ Pháp đã đăng ký tên Cognac và Armagnac như là 1 sỡ hữu độc nhất cho 2 vùng trên. Từ đó, các loại rượu sản xuất từ nguyên liệu không phải của 2 vùng trên, mặc dù cùng công thức sản xuất, chất lượng có cao đến đâu cũng chỉ được ghi trên nhãn là Brandy.

- Nho thu hoạch làm rượu thường được thu hoạch vào tháng 10 hàng năm. Để có chất lượng nho cao nhất, người trồng nho phải cố gắng thực hiện các yêu cầu sau: nụ nho phải nở muộn để trái nho ngon nhất, trái nho phải chín muộn để tính acid cao, các chùm nho phải cách xa để tránh sâu, nấm.

- Tất cả Brandy đều trải qua giai đoạn chưng cất phức tạp (2 lần). Thuật ngữ chuyên ngành rượu hay dùng từ "eaux-de-vie" (nước của cuộc sống) ám chỉ rượu Cognac sau giai đoạn chưng cất kép (lúc này rượu có màu trắng trong suốt, độ cồn xấp xỉ 70, không thể uống). Sau đó, rượu này mới được ủ trong thùng gỗ sồi (oak) trong thời gian quy định ít nhất phải 4 năm. Gỗ sồi chỉ cho chất lượng đủ tiêu chuẩn khi cây sồi được ít nhất 80 năm tuổi. Sau khi đốn xuống, cây sồi được để 2-3 năm mới sử dụng. Thùng gỗ sối làm từ 100% gỗ, tuyệt đối không dùng keo hay hóa chất để kết dính hay hàn kín.

- Sau khi ủ rượu trong thùng gỗ sồi trong thời gian quy định, rượu sẽ dần giảm độ cồn xuống còn xấp xỉ 40 và ngã sang màu vàng óng của hổ phách do thẩm thấu với gỗ sồi.

- Các ký hiệu mà ta thường thấy trên chai rượu Brandy như V.S, V.O, V.S.O.P hay X.O để mô tả chất lượng và giá cả rượu có quy ước sau:

  • V.S (very special): rượu được pha trộn từ khoảng 40 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 4 năm.
  • V.O (very old) và V.S.O.P (very superior old pale): rượu được pha trộn từ khoảng 60 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 4-6 năm.
  • X.O (extra old): rượu được pha trộn từ khoảng 100 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 6 năm trở lên.
- Nút chai rượu Brandy phải được đóng bằng nút bần (một loại gỗ đặc biệt, có cả 1 ngành công nghiệp sản xuất nút bần cho Brandy). Đặc điểm của nút chai này sau khi đóng chai sẽ dãn nở khít chặt miệng chai tuyệt đối không cho không khí thẩm thấu. Lưu ý: chai rượu Brandy khi lưu trữ chỉ nên để đứng, không để nằm ngang vì rượu sẽ bị thấm vào nút bần sẽ bị hỏng mùi.

- Các nhãn hiệu Cognac nổi tiếng: Hennessy, Rémy Martin, Martell, Camus, Courvoisier, Prunier, Otard, . . .

- Các nhãn hiệu Armagnac nổi tiếng: Chabot, Larressingle, Janneau, . . .

- Brandy có thể thể uống nguyên chất trong ly Brandy Snifter (nên tráng nóng để tăng mùi vị), pha với soft drinks như nước suối, soda, coke, tonic, . . . và đá trong ly old fashioned hoặc pha 1 số cocktail
Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh được chế biến từ sự chưng cất của rượu vang hoặc từ trái cây nghiền nát rồi ủ lâu trong thùng gỗ một thời gian (ít nhất là hai năm). Sau đó được làm giảm nồng độ rượu bằng cách pha thêm nước cất.
Rượu brandy đặt tên theo gốc tiếng Hà Lan brandewijin (burned-wine, rượu đã cháy) xuất phát từ một thương gia Hà Lan gốc Đức tên là Den Helkenwijk, người chuyên buôn rượu chát từ Pháp sang Hà Lan. Ông đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu vang chát, hình thành nên một loại rượu mạnh hơn về nồng độ, có thể tích ít hơn và vì vậy, giảm bớt chi phí cho vận chuyển
Rượu brandy được ngâm trong thùng gỗ nhằm cho phép ôxy hoá nhẹ rượu, brandy ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách và hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ.

PHÂN LOẠI
Brandy có 3 loại chính:

* Brandy nho: Được chế biến từ nước nho lên men, nước nho ép chứ không có thịt hay vỏ quả nho. Loại rượu này thường có thời gian lưu trữ khá dài trong thùng gỗ sồi để lên màu thêm mùi vị và trở nên ngon hơn.
Rượu brandy nho ở Mỹ chủ yếu sản xuất ở Califonia: Christian Brothers, Coronet, E&J, Korbel, và Paul Masson
Armagnac: loại Brandy cao tuổi nhất ở Pháp
Cognac hay cô nhắc
Lourinhã: thịnh hành ở Bồ Đào Nha

* Brandy táo: (Loại Grappa của Italia và Marc của Pháp là hai điển hình của loại brandy này) là loại brandy được làm từ thịt quả, vỏ, thân và phần còn lại của quả nho sau khi đã ép lấy nước, do đó có vị gắt nên phải thời gian ủ khá dài. Brandy táo thường có thời gian lưu trữ trong thùng gỗ tối thiểu nên có hương vị nồng đậm và có mùi vị đặc trưng của loại nho được chế biến đã bị mất đi ở brandy ủ lâu năm trong thùng gỗ.

* Brandy hoa quả: là tên gọi chung cho tất cả các loại brandy lên men từ các loại trái cây nói chung trừ nho. Brandy hoa quả, trừ loại làm từ dâu, thường là làm từ các loại quả dùng để lên men rượu. Dâu không đủ độ ngọt để làm ra vang có đủ nồng độ cồn cần thiết để chưng cất và vì vậy thường được ngâm trong rượu mạnh để chiết lấy vị dâu và hương thơm.

Các ký hiệu

  • A.C.: Rượu có 2 năm ngâm trong thùng gỗ
  • Rượu Martell V.S. 3 sao
  • 3 Stars (3 sao, tương đương với V.S.-Very Special): Loại rượu tương đối trẻ tuổi, từ 3 đến 5 năm. Giá rẻ, được tiêu thụ nhiều.
  • V.S.P. - Very Superior Pale: ít nhất 2 năm tuổi trong thùng gỗ
  • V.S.O.P. (Very Special Old Pale): Tuổi từ 7 đến 10 năm. Màu vàng nhạt. Đắt vừa phải nên khá phổ dụng trong cả giới bình dân và quý tộc.
  • Napoléon: Tuổi trên 10 năm. Napoléon không liên quan gì đến hoàng đế Napoléon của Pháp, mà chỉ mang nghĩa là "Hoàng đế của các lò rượu".
  • Cordon Blue, Anniversary, Reserve Prince Hubert: tương tự Napoléon.
  • X.O. (Extra Old): Khá đắt, tuổi thường trên 20 năm, chất lượng cao.
  • Extra, Extra Veille hay Grande Reserve: loại đặc biệt hiếm quý. Tuổi từ 45 năm trở lên.

2. WHISKY (tiếng Anh, tiếng Pháp)

Whisky, tại Ireland và phần lớn nước Mỹ là Whiskey) là một loại đồ uống có chứa cồn được sản xuất từ ngũ cốc bằng cách lên men và chưng cất.
Từ Whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 xuất phát từ usisge beatha trong tiếng Gaelic tại Scotland hay từ uisce beatha trong tiếng Gaelic tại Ireland và có nghĩa là "nước của cuộc sống" (uisge/uisce: "nước", beatha: "sống"). Khái niệm này đã phổ biến ngay từ thế kỷ 16 / thế kỷ 17 nhưng thời đấy người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whisky mà còn là những loại rượu chưng cất khác có thêm đồ gia vị.



Whisky được bán trên thị trường dưới nhiều tên khác nhau, trong đó một phần là tên loại ngũ cốc được dùng để sản xuất Whisky:
Malt là loại Whisky được làm từ mạch nha.
Grain là tên loại Whisky được sản xuất từ lúa mạch mà thông thường là sử dụng thiết bị chưng cất cột được gọi là "kiểu Coffey".
Rye là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ lúa mạch đen, ít nhất là 51%.

Bourbon là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ bắp (ít nhất là 51%) và được chưng cất với tối đa là 81 phần trăm thể tích rượu, đổ vào thùng chứa với tối đa là 63 phần trăm thể tích rượu.

Phân loại theo quy trình sản xuất
Mặt khác tên gọi một phần cũng thể hiện rõ quy trình sản xuất của từng loại Whisky:

Single là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland: Single-Malt-Whisky).

Straight cũng là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whiskey của Mỹ)

Blend là một loại Whisky đã được pha trộn. Trong lúc sản xuất (blending) nhiều loại Whisky khác nhau từ nhiều lò nấu rượu khác nhau được pha vào với nhau. Trong một số sản phẩm có đến 70 loại Whisky khác nhau.

Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng loại bình nấu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey của Ireland).

Pure Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng mạch nha trong các bình nấu rượu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey riêng lẻ của Ireland).
Trước năm 2005 các tên Vatted (pha trộn Malt-Whisky từ nhiều lò nấu rượu khác nhau) hay Pure (tên không thống nhất có nghĩa là Blend hay Vatted) vẫn còn thông dụng.

Các tên khác

cask strength (độ mạnh thùng): Sau khi được trữ trong thùng người ta không cho thêm nước vào Whisky nữa để đạt đến một nồng độ rượu nhất định. Nồng độ rượu của những loại Whisky này khác nhau vì thay đổi tùy theo thời gian trữ, điều kiện môi trường, chất lượng của thùng chứa và nồng độ rượu của phần cất nguyên thủy.

vintage (năm sản xuất): Loại Whisky được sử dụng có nguồn gốc từ năm được ghi chú.

single cask (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland).

single barel (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Mỹ).

Các tên gọi Scotch, Irish hay American tất nhiên là thể hiện xuất xứ của sản phẩm. Một số tên gọi xuất xứ này được luật pháp bảo vệ và gắn liền với một số điều kiện nhất định (thí dụ như tuổi tối thiểu).

3. LIQUOR (Rượu mùi)


Trong 8 nhóm rượu, nhóm rượu mùi (liqueur/liquor - Anh, cordial - Mỹ) là nhóm phong phú nhất về chủng loại. Nếu phải chia từng loại theo nguyên liệu sản xuất rượu thì không thể nào kể hết loại rượu mùi trên thế giới khi các nhà sản xuất hàng đầu thế giới liên tục công bố sản phẩm rượu mùi mới của họ.






Đặc tính của rượu mùi đa dạng về màu sắc, hương vị và nguyên liệu (hoa, trái cây, thảo mộc, vỏ cây, rễ cây, hạt, . . .),có độ cồn trung bình 25-55. Thường thì không bao giờ chúng ta uống rượu mùi nguyên chất vì mùi rất đậm đặc. Trường hợp Bailey's Irish Cream (thường được gọi tắt là Bailey's) là 1 trong số rất ít rượu mùi được thưởng thức riêng lẻ.

Nếu chúng ta thưởng thức rượu mạnh đơn thuần là uống nguyên chất hay pha với chút soft drinks hoặc uống với đá, có lẽ chúng ta chưa thấy hết sự lý thú của thức uống. Chính rượu mùi là thành phần làm cho thế giới thức uống trở nên đa dạng, mới mẻ và hấp dẫn tuyệt vời cho chúng ta.

Trong phạm vi giới thiệu cơ bản về rượu mùi, xin trao đổi với các bạn một số rượu mùi phổ biến dùng trong pha chế cocktail và demi-cocktail.

AMARETTO

Rượu mùi hạnh nhân (almond) và vanilla nổi tiếng do Italia sản xuất đầu tiên trên thế giới.

BAILEY'S IRISH CREAM

Rượu mùi kết hợp giữa whisky, cream, dừa, chocolate, coffee, . . . lừng danh của Ireland chuyên chế biến thức uống cho nữ giới.

MIDORI

Rượu mùi dưa (nhiều loại dưa) đặc sắc của Nhật có màu xanh lá nhạt rất quyến rũ.

SAMBUCA

Rượu mùi từ hoa sambucus nổi tiếng của Italia, trong suốt, không màu và thơm.

STRAWBERRY LIQUOR

Rượu mùi dâu tây màu đỏ rất đẹp và thơm

ADVOCAAT

Rượu mùi kết hợp giữa Brandy và lòng đỏ trứng gà (eggfolks), cream và đường. Tương tự như Bailey's, Advocaat thường dùng pha chế thức uống cho nữ như cocktail mang tên Snow Ball.

CURACAO

Rượu mùi sản xuất từ Cognac kết hợp hương thơm của vỏ cam. Loại curacao có 3 màu dùng cho chế biến nhiều loại cocktail có hiệu ứng màu sắc: blue curacao, orange curacao và white curacao (còn gọi là triple sec).

MANGO LIQUOR

Rượu mùi xoài có màu vàng tươi bắt mắt.

MARASCHINO

Rượu mùi quả anh đào, không màu, trong suốt, xuất xứ từ Italia.

COFFEE LIQUOR

Rượu mùi cà phê. Tên này dùng chung cho nhóm rượu từ cà phê, chỉ có 2 thương hiệu lừng danh thế giới có tên riêng: Kahlúa (Mexico) và Tia Maria (Jamaica).

APRICOT BRANDY

Rượu mùi sản xuất từ Brandy và quả mơ, có màu vàng cam rất hấp dẫn.

MALIBU

Rượu mùi dừa kết hợp Rum trắng xuất xứ từ Nam Mỹ.

CREME DE CACAO

Rượu mùi chocolate đặc sắc kết hợp vanilla, rất nổi tiếng với cocktail mang tên Grasshoper và Brandy Alexandre.

BENEDICTINE

Rượu mùi thảo mộc kết hợp nhiều loại vỏ cây, rễ cây, độc quyền của Pháp. Cho đến hôm nay, công thức chính xác sản xuất rượu mùi này vẫn trong vòng bí mật. Tương truyền, khi xuất hiện, Benedictine là loại rượu dùng để dâng lễ trong nhà thờ nên chai Benedictine luôn có từ "D.O.M" (Deo Optimo Maximo - dành cho Chúa điều tốt đẹp nhất vĩ đại nhất).

CREME DE CASSIS

Rượu mùi quả dâu rừng đen (black currant).

DRAMBUIE

Rượu mùi rất thơm kết hợp giữa whisky của Scotland, mật cây và vài loại thảo mộc.

GRAND MARNIER

Rượu mùi độc quyền của Pháp do kết hợp giữa Cognac và vỏ cam. Điểm đặc biệt của Brand Marnier là chai hình hồ lô.

PEACH LIQUOR

Rượu mùi quả đào với món cocktail nổi tiếng Sex On The Beach.

PARFAIT AMOUR

Rượu mùi đặc sắc màu tím violet sản xuất từ vỏ cam, vỏ chanh, vanilla và nhiều loại thảo mộc. Parfait Amour đẹp và thơm ngay như tên gọi của nó: Tình Yêu Tuyệt Vời.

CHERRY BRANDY

Rượu mùi sản xuất từ Brandy và quả anh đào, có màu đỏ gợi cảm.

CREAM DE BANANE

Rượu mùi màu vàng nhạt có mùi thơm của chuối.

CAMPARI

Rượu mùi màu đỏ rực rỡ, độc quyền của Italia, có vị nhẫn và mùi quinine (quinine là 1 chất dùng trong chế tạo thuồc chống sốt rét).

DOOLEY'S

Rượu mùi độc quyền của Đức, sản xuất từ Vodka, cream và quả toffee (loại quả dùng sản xuất kẹo toffee nổi tiếng).

GALLIANO

Rượu mùi sản xuất từ hạt ani lừng danh của vùng Milan (Italia), có màu vàng nhạt và mùi thơm rất quyến rũ.

PASSION FRUIT LIQUOR

Rượu mùi sản xuất từ chanh dây (hay còn gọi là quả lạc tiên).

CREME DE MENTHE

Rượu mùi chưng cất từ lá bạc hà. Loại rượu mùi này có 2 màu đặc trưng: trắng và xanh.

COINTREAU

Rượu mùi độc quyền của Pháp, sản xuất từ vỏ cam. Đặc trưng hình dáng chai rượu là hình vuông.

* Các nhà sản xuất rượu mùi lừng danh thế giới: Marie Brizard, Cusenier (Pháp), Bols, De Kuyper (Hà Lan).

B-52 (B52 hay Bifi) là tên gọi của một loại cocktail ngắn nhiều tầng bao gồm một phần rượu hương cà phê, một phần rượu Baileys Irish Cream và một phần rượu hương cam Le Grand Marnier. Khi được pha chế một cách thích hợp và chính xác thì ly rượu cocktail này sẽ có ba tầng ba màu rõ ràng. Sự chia tầng này do mật độ rượu khác nhau của ba loại rượu được dùng.


Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Góc công nghệ: Một số bug rất chuối...

Các bug thực tế trong quá trình sử dụng cá nhân, có thể với người khác không bị.

(27/10/2014)
1. Youtube xem vài giây thì màn hình đen, có thông báo "An error occurred, please try again later":
 Lỗi khù khoằm do Adobe Flash trên trình duyệt (Firefox,..). Windows 7 64bit, driver Intel Audio -> Sound có dấu chéo đỏ trên Taskbar góc phải dưới.
* Khắc phục: cài driver cho hết dấu đỏ hoặc cắm tai nghe, speaker vào là được.

2. Lỗi không hiển thị ảnh thumbnail của video H.264 trên smartphone Android.
Do video có H.264 Profile là Main.
 * Khắc phục: dùng trình convert nào đó, chuyển lại H.264 Profile là Baseline.

...........
 (continue)

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Tháp Mát-lốp (Maslow's hierarchy of needs)


(st)
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
 Đầu tiên Maslow đưa ra 5 tầng, sau đó bổ sung thêm là 7, 8 tầng. Tuy nhiên chúng ta xem xét cơ bản 5 tầng là được.
  • Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
  • Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
  • Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
  • Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
  • Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm nhiều đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng... (Thế này thì "đói cho sạch, rách cho thơm" cũng khó nhỉ, và các nghệ sỹ cũng phải thông cảm, đừng cắc cớ "tại sao các bác xe ôm không thích nghe nhạc opera ).

P/s:
Tuy nhiên Văn hóa phương Tây với Văn hóa Á Đông có thể khác nhau. Do đó nhu cầu "Tự khẳng định mình" ở Tây có thể là tối cao nhưng Á Đông có thể dị bản chút chút.
Ví dụ:
Marketing ở Tây có thể là "Just do it" (Nike) nhưng ở Việt phải khác, tỷ như "Sành điệu chơi hàng hiệu" hoặc "Thời thượng đi tạc tượng" .